Khi nào cần ghép xương trong cấy ghép Implant ?

Để có thể chuẩn bị tốt cho ca cấy ghép implant diễn ra thuận lợi thì trong một số trường hợp bác sĩ bắt buộc phải thực hiện ghép xương. Vậy khi nào cần ghép xương ?


Và ghép xương có khó khăn gì hay không, nó có gây ảnh hưởng gì tới răng miệng và nó tác động thế nào tới ca cấy ghép Implant thì không phải đối tượng bệnh nhân nào cần phục hình răng miệng bằng Implant cũng biết.

Ghép xương là một thuật ngữ y học được sử dụng trong nha khoa nhiều năm gần đây khi mà kỹ thuật Implant phát triển. Ghép xương dường như đi đôi cùng với phương pháp phục hình Implant. Vậy khi nào cần ghép xương ?.

Khi nào cần ghép xương trong cấy ghép Implant ?

Khi có nhu cầu cấy ghép Implant thì yêu cầu xương hàm của bệnh nhân phải đạt chuẩn với tỷ lệ kích thước chuẩn mà các chuyên gia nha khoa hàng đầu tại Hiệp Hội Nha Khoa Thế Giới nghiên cứu nên.

Khi nào cần ghép xương trong cấy ghép Implant ?

♦ Nếu xương hàm của bệnh nhân không đủ dày hoặc quá mềm, thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định ghép thêm xương trước khi tiến hành cấy ghép Implant. Nguyên nhân bệnh nhân phải ghép thêm xương là vì lực nhai thông thường sẽ tạo nên một lực rất lớn lên xương hàm để thực hiện chức năng ăn nhai của răng. Vì thế, nếu xương hàm quá yếu mềm sẽ không đủ lực để nâng đỡ trụ implant dẫn đến implant sẽ bị đào thải hay nói cách khách là quy trình thực hiện cấy ghép Implant sẽ gặp thất bại. Bởi thế, việc bệnh nhân cần phải ghép thêm xương là một điều cần thiết để tạo nên sự vững chắc khi cấy ghép Implant.

Làm răng ở đâu tốt nhất Sài Gòn
Chi phí trồng răng All on 4

♦ Khi bệnh nhân có ý định phục hình răng miệng bằng Implant nha khoa thì trước tiên, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám sơ bộ tình trạng mất răng, sau đó là tiến hành chụp CT hình ảnh xương hàm để xác định tình trạng xương của bệnh nhân. Dựa vào kết quả chụp CT bác sĩ sẽ cho biết bệnh nhân có phải ghép xương hay không.

Nếu bệnh nhân bắt buộc phải ghép xương thì sau một khoảng thời gian khoảng từ 9 tháng tới một năm sau bệnh nhân mới có thể tiến hành cấy ghép Implant. Vì sau khi cấy xương, bệnh nhân phải chờ cho phần xương cấy vào lành hẳn và tạo được độ cứng chắc để nâng đỡ Implant. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân chỉ cần ghép một phần xương nhỏ thì cũng có thể thực hiện cấy ghép Implant. Nhưng đó là đối với những đối tượng có tỷ lệ xương hàm không chênh lệch lắm so với tỷ lệ chuẩn của xương hàm làm implant nha khoa.

Chính tình trạng xương hàm của bệnh nhân sẽ góp phần quyết định đến tình trạng của ca phẫu thuật cấy ghép implant. Vì thế, để có một ca cấy ghép Implant thành công, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám thật kỹ lưỡng và xác định tình trạng xương thật chính xác.

Nếu như còn thắc mắc nào liên quan thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo tổng đài 19006899 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé!