Răng hàm bị sâu có nên nhổ bỏ không?

Răng hàm sâu có nên nhổ không? Răng hàm sâu là trường hợp vô cùng phổ biến do nằm sâu bên trong gây khó khăn cho việc vệ sinh cũng như các thức ăn rất dễ mắc kẹt mà chúng ta không thể phát hiện. Trường hợp răng hàm sâu nên xử lý thế nào?

răng hàm sâu có nên nhổ không
răng hàm sâu có nên nhổ không?

Trường hợp của bạn chúng tôi cũng chưa thể xác định được tình trạng cụ thể như thế nào nên chưa thể đưa ra lời khuyên nên nhổ răng hàm hay không. Theo như những biểu hiện bạn mô tả thì tình trạng sâu răng hàm của bạn đã khá nghiêm trọng, thậm chí vết sâu đã tấn công đến tủy, làm tủy bị viêm nặng. Trong điều trị bệnh lý răng miệng thì bảo tồn là nguyên tắc đầu tiên, đặc biệt là đối với răng hàm – răng đóng vai trò ăn nhai chính. Răng sâu chỉ nên nhổ khi răng hàm bị sâu quá nặng, chỗ sâu đã lan xuống tủy, gây áp xe xương ổ răng và lung lay không thể bảo tồn. Một khi răng hàm mất đi thì việc phục hình cho răng khá tốn kém và đau nhức cùng chi phí cao. Ngoài ra, thực tế thì răng giả không thể so sánh với răng thật cả về khả năng ăn nhai cũng như cảm biến thức ăn.

>>Trường hợp răng sâu bị vỡ lớn: http://nhorangkhon.net/rang-sau-bi-vo-lon-nen-dieu-tri-nao/

Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không?

Thông thường, nếu răng chưa lung lay và phần mô răng vẫn có thể bảo tồn thì nha sỹ sẽ tiến hành làm sạch vết sâu và hàn trám và bọc sứ cho răng. Việc hàn răng và bọc răng sứ có tác dụng vừa phục hình cho răng, đảm bảo ăn nhai và cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng tấn công trở lại. Trên thực tế thì với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật nhổ răng đảm bảo khá an toàn, ít biến chứng đau nhức. Sau khi thăm khám hoặc chụp X-quang xét nghiệm, nha sỹ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng hàm bị sâu. Những dụng cụ thích hợp để nhổ bỏ chân răng nhiễm trùng sẽ được khử trùng tuyệt đối, nha sỹ sẽ nạo sạch các mô bệnh lý ở vùng quanh chóp. Sau khi nhổ, bệnh nhân chỉ cần nắn gòn chặt tại chỗ nhổ trong 30 phút đến 1 giờ để cầm máu, dùng thuốc theo toa của bác sỹ nếu cần thiết.Răng hàm đau và lung lay khi bị sâu nên cần tìm cách khắc phục.

Sau khi nhổ răng, bạn cần tuân thủ theo các biện pháp vệ sinh răng miệng để tránh hiện tượng nhiễm trùng. Thực hiện chải răng đều đặn như tránh chỗ răng nhổ, không đưa lưỡi hay tăm vào phần chân răng nhổ. Có thể súc miệng bằng nước muối để hạn chế viêm nhiễm. Thông thường, trong vòng 1 tuần sau khi nhổ bạn có thể thấy đau răng và hơi sưng nhưng sau đó chỗ chân răng vừa nhổ sẽ liền dần và bạn có thể ăn nhai bình thường. Trường hợp sâu răng hàm khiến tình trạng ê buốt răng kéo dài lâu và chỗ nướu sưng to thì tốt nhất bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám lại bởi có thể răng bạn đã bị viêm nhiễm sau khi nhổ. Việc lựa chọn một trung tâm nha khoa uy tín sẽ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả điều trị sâu răng của bạn.

Cách tốt nhất để khắc phục đó là bạn nên bỏ ra chút thời gian quý báu đến một nha khoa uy tín gần nhất, tại đó bác sĩ sẽ có thể kiểm tra sức khỏe răng miệng của bạn cũng như biết được tình trạng răng hàm sâu ở bạn để có giải pháp khắc phục tốt nhất.